6 “BỆNH” THƯỜNG GẶP Ở XE TẢI VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

Xe tải là dòng xe thường xuyên chạy đường dài hoặc chạy nhiều, tải trọng lớn… Để có thể chủ động trong việc tự xử lý những trục trặc với xe tải trong tình huống bất ngờ, các tài xế nên nắm rõ một số vấn đề thường gặp của xe và cách khắc phục đơn giản nhất.
1. Vô lăng rung lắc

  •   Nguyên nhân: Do vanh xe bị cong và cũng có thể là vì cân bằng, mất đai bu-lông, ốc của hình thước lái, thang lái.. hoặc do chất bẩn có thể làm bẩn phanh gây rung lắc vô-lăng. Đĩa phanh hoặc tang trống bị mất cân bằng. Hiện tượng này thường được lý giải là do các chi tiết này bị mòn và dính quá nhiều gỉ sét, bụi bẩn… làm cho vòng quay không đều.
  •   Cách khắc phục: Trưòng hợp đĩa phanh bị cong, vênh nhỏ nên tiện một lớp kim loại mỏng tại bề mặt giúp giảm thiểu tình trạng rung lắc vô-lăng khi phanh.
    Nếu bị rung lắc vì thiếu ốc, cần thay ốc mới vào hệ thống lái và bảo dưỡng tổng hệ thống lái, bơm dầu mỡ siết lại ốc… Trường hợp đĩa phanh đã quá cong vênh, nhiều vết xước tốt nhất là thay đĩa phanh mới.
  • 2. Máy khởi động tốt  nhưng động cơ không nổ
    Nguyên nhân: Máy khởi động tốt nhưng động cơ không nổ có thể do hết nhiên liệu;  lõi lọc nhiên liệu bị nghẽn; nhiên liệu bị lẫn không khí.
  •  Cách khắc phục: Kiểm tra và bổ xung nhiên liệu vào thùng chứa nhiên liệu; thay lõi lọc nhiên liệu; xả không khí trong hệ thống nhiên liệu hết ra ngoài.
3. Động cơ quá nóng 
    Tuy đây là một lỗi nhỏ nhưng lại khá quan trọng, bởi nó ảnh hưởng đến động cơ chính và các van, áp, doăng, xéc măng. Để không xảy ra tình trạng này, nên thường xuyên kiểm tra xe và động cơ trước khi đi, hoặc ít thì cũng một tuần một lần.
  •  Nguyên nhân: Do mặt ngoài của két nước bị bẩn; khiếu nước làm mát; két nước bị tắc; van bằng nhiệt bị hỏng.
  •  Cách khắc phục: Rửa sạch két nước; đổ thêm nước và kiểm tra xem có bị rò rỉ không; phun nước xúc rửa két nước; kiểm tra van hằng nhiệt.
 4. Động cơ tiêu hao nhiên liệu quá mức
  • Nguyên nhân: Động cơ tiêu hao nhiên liệu quá mức có thể do nhiên liệu chạy xe hoặc các bộ phận của xe bị hỏng, cụ thể như: dầu diesel kém chất lượng hoặc mức dầu nhớt của động cơ cao hơn mức bình thường, cũng có thể do ống nhiên bị rò rỉ nhiên liệu ra bên ngoài hoặc do bơn áp cao hoặc bộ hơi có vấn đề.
  • Cách khắc phục: Cần kiểm tra và thay mới nhiên liệu; điều chỉnh lại bơm cao áp của máy; kiểm tra áp suất hoạt động của động cơ cuối kỳ nén.

5. Đạp phanh thấy nặng

  • Các hệ thống phanh ngày nay thường dùng trợ lực chân không để giảm vất vả cho người lái khi phải đạp phanh.Nguyên nhân: Lý do thường xảy ra là trợ lực phanh bị hỏng; dò khí đã không tạo ra chênh lệch áp suất đủ lớn để hỗ trợ lực từ bàn đạp. Người lái vẫn có thể phanh được xe với một lực mạnh hơn; do đường ống dẫn dầu bị tắc, áp lực dầu tăng cao nhưng không thể truyền được tới cơ cấu phanh.
  • Cách khắc phục:Trong trường hợp này, dù cố sức phanh cũng không hiệu quả hoặc hiệu quả giảm đi nhiều; nên mang xe tới ngay các Đại lý chính hãng gần nhất để sửa chữa.

6. Đạp phanh hết cỡ nhưng xe không dừng

Đây là “bệnh” thường gặp với những xe trang bị phanh tang trống.
  • Nguyên nhân: cần đẩy piston xi lanh chính bị cong, thiếu dầu hoặc lọt khí trong hệ thống phanh, má phanh quá mòn…
  • Cách khắc phục: Cần mang tới Đại lý chính hãng gần nhất để thợ điều chỉnh các piston chính bị cong hoặc thay má phanh mới. Nếu dầu phanh bị thiếu, bổ sung thêm dầu phanh theo đúng loại mà nhà sản xuất khuyến cáo cho từng dòng xe (tại Việt Nam, 3 loại dầu phanh cho phanh tang trống phổ biến nhất là: DOT3, DOT4 và DOT5).

Hy vọng những thông tin trên sẽ bổ ích đối với các bác tài, giúp các bác tài vận hành và bảo quản tốt chiến binh của mình. Mọi thắc mắc xin liên hệ 0898 767 137 để được hỗ trợ nhanh nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Facebook
Tiktok
Zalo
Youtube